Blockchain được xem là một xu hướng công nghệ mới, được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Điển hình là lĩnh vực tiền ảo, các sàn Bitcoin được xây dựng trên các nền tảng Blockchain có công nghệ cực kỳ tốt. Nhiều người nhầm lẫn hoặc thậm chí xem hai khái niệm Blockchain và tiền ảo là một. Thế nhưng, đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Vậy blockchain là gì?
Blockchain là gì?
Chuỗi khối hay blockchain là một hệ thống data có cấu trúc dạng chuỗi (chain) và block (khối). Hệ thống này cho phép lưu trữ và truyền tải dữ liệu thông qua những thuật toán điện tử rất phức tạp, giúp quá trình đó được liên kết và mở rộng một cách an toàn.

Hiểu nôm na, blockchain chính là một cuốn sổ cái, nơi diễn ra những giao dịch liên quan đến tài chính, tiền tệ và được giám sát rất nghiêm ngặt. Trong công nghệ nói chung, đó là một nền tảng lưu trữ dữ liệu mã hóa.
Blockchain hoạt động như thế nào?
Nguyên tắc giao dịch
Giao dịch là nguyên tắc đầu tiên để một blockchain hoạt động. Nghĩa là trong nó cần diễn ra những hoạt động trao đổi và mua bán.
Xác minh giao dịch
Những dữ liệu liên quan mật thiết đến giao dịch. Bao gồm địa điểm, thời gian, số lượng giao dịch, nội dung giao dịch, người tham gia… Tất cả phải được ghi chép lại một cách kỹ càng. Chẳng hạn như khi check tình trạng của một đơn sản phẩm. Đơn của bạn đang được vận chuyển hay chỉ mới đóng gói, tổng thanh toán là bao nhiêu, ngày dự kiến giao hàng và nhận hàng…
Giao dịch lưu trong khối
Bất kỳ khi nào bạn cũng có thể truy cập vào được lịch sử giao dịch và thông tin chi tiết giao dịch mà mình đã thực hiện trong blockchain. Giao dịch của bạn luôn được ghi chép rõ ràng trong một khối cụ thể.

Hash trong blockchain
Hash là một hàm luân chuyển giữa hai giá trị. Một khối mới chỉ được thêm vào blockchain với điều kiện phải nhận được Hash.
Những điểm nổi bật của blockchain
Không thể xóa
Hầu hết những chain trong blockchain không thể bị xóa. Theo nghiên cứu, chỉ có duy nhất Quantum Computer, nghĩa là thiết bị lượng tử mới có quyền truy cập và giải mã chain trong blockchain.
Không thể thay đổi
Dữ liệu khi đã được ghi chép vào blockchain thì không thể bị điều chỉnh và chỉ có thể được bổ sung khi có sự đồng ý của những members thuộc hệ thống. Hoặc được thay đổi bởi chính cá nhân đã thiết lập ra nó. Những thông tin giao dịch sẽ được lưu trữ vĩnh viễn trong blockchain.
Bảo mật cực kỳ cao
Hệ thống dữ liệu trong blockchain được bảo mật gần như là tuyệt đối. Chính điều này có thể ngăn chặn những cuộc tấn công, đánh cắp dữ liệu hoặc làm sai lệch các thông tin.
Tính minh bạch
Đặc trưng của blockchain là minh bạch. Tất cả mọi người đều có thể quan sát, theo dõi thông tin trên blockchain từ mọi địa chỉ. Bên cạnh đó, blockchain còn có khả năng theo dõi, trích xuất lịch sử trên địa chỉ đó.
Phân loại blockchain hiện nay
Blockchain công khai (Public Blockchain)

Blockchain công khai là hình thức blockchain cho phép mọi người đọc và ghi dữ liệu trên nền tảng của nó. Giao dịch ở loại blockchain này yêu cầu phải xác thực bởi nút xử lý. Số lượng nút tham gia có thể là hàng nghìn, đôi khi là hàng vạn. Do đó, việc xâm nhập vào blockchain công khai dường như không thể xảy ra. Hoặc nếu có cũng cần một chi phí cực kỳ khủng.
Một số Blockchain công khai được đánh giá hiệu suất và có nhiều ưu điểm hiện nay có thể kể đến như Ethereum, Solana… Giá ETH, SOL… và nhiều coin của các blockchain khác cũng đang tăng phi mã. Bạn có thể mua chúng trên các sàn giao dịch thông qua cặp tiền tệ như SOL USDT, ETH USDT…
Blockchain riêng tư (Private Blockchain)
Blockchain riêng tư chỉ cho phép người dùng đọc thông tin, không cho phép ghi dữ liệu trên nền tảng của nó. Bởi có thêm một bên trung gian tham gia và quyền ghi dữ liệu thuộc về trung gian này. Ưu điểm của blockchain riêng tư là thời gian xác thực giao dịch vô cùng tốc độ.
Permissioned Blockchain
Đây là một kiểu của Blockchain riêng tư nhưng thêm một số điểm đặc trưng khác. Loại Blockchain này có thể được xem là kết quả của sự kết hợp giữa Blockchain công khai và Blockchain riêng tư.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp mọi người nhìn nhận chính xác hơn về khái niệm blockchain là gì?
Kết luận
Đây là bài viết chia sẻ kiến thức, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình. Chúc bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!